Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai vàng.
Mai vàng là loại hoa không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Nhưng để có cây mai vàng tốt đẹp trước cữa sân cũng không phải dễ, thường đa số chỉ trồng qua loa, khi mua về chỉ đổ đất vào chậu chứ không nghĩ đến việc phát triển sau này cua cây mai như thế nào.
Bông mai vàng |
Vì vậy, Tiêu Ngọc Châu xin chia sẻ cách trồng và chăm sóc cây mai vàng trong chậu cho Quý Vị tham khảo.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai vàng xin lưu ý những điều sau đây:
1. Chọn giống mai vàng bông to, hoặc nhiều cành, có màu sắc đẹp.
2. Chọn cây mai có bộ rễ, bộ đế đẹp, gốc đẹp tùy ý thích từng người.
3. Trước chọn gốc rễ, sau đến tàn nhánh, nếu gốc đẹp nhưng tàn nhánh thiếu thì có thể ghép dặm thêm nhưng phần gốc phải đẹp.
4. Phần chậu trồng mai: Tùy theo dáng cây mà có thể chọn chậu vuông, tròn, bầu dục, ...
5. Bắt đầu trồng ta lấy vài cục gạch, đập nhỏ, bỏ vào đáy chậu, để gạch 1/4 chậu để thoát nước, giữ độ ẩm trong chậu.
6. Chọn đất 40%: trấu mục, sọ dừa: 10% tro trấu: 10% . (4 loại này trộn lại cho vào chậu, khi đặt cây Mai vào bón lót phân dưới gốc).
7. Phân bón lót: Phân hữu cơ( Phân dơi, phân gà, cá, ruốt, phân bò hoặc phân bón lót 30-30-0) + phân lân; Phân hữu coe lót dưới gốc Mai và rãi một lớp đất mỏng, lấp phân lại vad đặt gốc mai vào chậu.
- Cắm 1 thân tre nhỏ áp sát vào thân mai và cột dây để tưới nước không động gốc.
Chuẩn bị đất trồng mai |
- Kê chậu mai cách nền đất 1-2 tất, thế là xong phần trồng.
8. Khi Mai mới vào chậu, ta tưới nước liên tục 1 tuần, 1 ngày 2 lần sau đó thì 1 tuần tưới 1 lần, đó là những lần tưới bình thường, nhưng đã đến tháng 9 - 10 AL thì ta nên tưới thường xuyên hàng ngày; Mỗi ngày tưới 1 lần để giữ cho lá tươi tốt đến tháng Chạp canh nụ lãi lá lấy bông tết.
9. Còn phần cung cấp dinh dưỡng cho cây Mai, thì mỗi tháng rải phân 1 lần. Nếu thời kỳ chưa cần bông thì ta nên rãi phân đạm, lân đến tháng 4-5 AL nên lãi lá 1 lần xho Mai ra lá mới.
- Khi chèo nhánh ra lá thì ta nên bấm ngọn sửa tàn, dùng dây dẻo uốn nắm theo ý của mình, khi đã nắn xong, đến đợt rải phân thì phải dặm thêm phân Kali( 30-30-0) vào tháng 4-5 AL vào thời điểm gần cuối năm như tháng 9-10 AL.
Cây mai vàng |
10. Canh chặn đọt, không cho cây ra đọt non nữa: Ta nên bón Kali tăng thêm như đạm, Lân, Kali 10-30-20, giảm phân đạm.
Ví dụ:
Tháng 10-11 mà cây mai có nụ to, lý do nửa năm nay không lải lá hoặc cây bị suy dinh dưỡng sẽ có hiện tượng nụ lớn( vỏ lụa lớn) gặp trường hợp này ta nên cho đọt bung lên( thả đọt) đường chặn đọt. Để vỏ lụa chậm lớn bằng cách xịt dưỡng lá, rải phân đạm, lân như đạm, lân, kali ( 30-30-0) thì số nụ có thể giữ kịp tết. Các bạn cứ nhỡ hễ cây nuôi đọt non thì bắt buộc nụ phải chậm lại và kéo dài thời gian đến lúc lãi lá lấy bông đúng tết. ( Nên nhớ mai cũng phụ thuộc vào thời tiết một phần, vì vậy mà ta nên chặn đọt hay thả đọt tùy theo sự phát triển của nụ( vỏ lụa) cây mai của mình).
Lãi lá cây mai vàng |
- Khoảng nửa năm mình canh đọt rồi, nhưng trong thời gian cây phát triển có số cây nụ lớn, cây nụ nhỏ thì ta phải canh theo dõi số nụ mà chặn đọt non tiếp tục hoặc thả đọt non cho nó phạt triển để kéo dài thời gian cho vỏ lụa không bung trước 23 tháng Chạp. Nhưng ta ước chừng đã đến ngày 15 tháng chạp là lãi lá mà nụ nhỏ; ví dụ như mùng 10-15 tháng Chạp ta lãi lá như dự định, nhưng nụ nhỏ thì ta canh vào mùng 10-12 tháng chạp nên ta ước chừng vỏ lụa sẽ bung đúng ngày ( đó là khoảng 8 ngày) như thường lệ, đối với mai thì rằm tháng chạp ta sẽ lãi lá thì 23 tháng Chạp bung vỏ lụa. Còn nụ quá lớn thì ta ước chừng có thể là 5 ngày nữa vỏ lụa sẽ bung nụ thì ngày 19 tháng Chạp ta lãi lá.
Đó là cách bạn chọn đúng thời gian cho bông nở ngay Tết. Cứ như vậy, ta canh sap phải lãi lá như thế nào trong vòng 23 tháng chạp vỏ lụa phải bung, cho nụ bông bung lên. như thường lệ hàng năm là cứ lãi lá vào 15 tháng Chạp và mai sẽ cho bông đúng Tết, ta còn phải tùy vào vỏ lụa như:
- Vỏ lụa nhỏ thì có thể lãi lá sớm hơn như mùng 10-12.
- Vỏ lụa sắp bung ra thì giữ lá cho tết đến mùng 19-20 tháng chạp lãi lá.
Vào đầu tháng 11 AL, muốn bông Mai trỗ đẹp, to bền vào dịp tết thì ta bón đợt phân cuối cùng, dùng phâm hữu cơ như phân dơi, Lân, kali( nên ngâm tưới cho mặt chậu có vẻ đẹp), tưới phân lân cuối để Tết mai trỗ bông to bền.
Tiêu Ngọc Châu - Trích Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh
Tag: Cây mai vang, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai, mai vàng, cây kiểng, kiến thức, cây cảnh, hoa chơi tết
||>> QUÝ VỊ CLICK VÀO HÌNH THAM KHẢO CHI TIẾT BẢNG GIÁ SẢN PHẨM VÀ ĐẶT HÀNG:
Post a Comment