CƠ SỞ - ĐẠI LÝ - NÔNG SẢN - THỰC PHẨM

KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU

KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU

Bài trước Qúy Vị đã tham khảo cách sử dụng trụ nọc trồng tiêu, tiếp theo mời Qúy Vị tham khảo kỹ thuật trồng tiêu.
- Nói đến kỹ thuật trồng tiêu chắc hẳn các bác nông dân trồng tiêu đã phần nào nắm bắt được kỹ thuật, một phần là bà con chỉ dạy kinh nghiệm trồng tiêu cho nhau, một phần là do đọc sách mà có. Để hiểu rõ quy trình kỹ thuật bài bản, mời Quý Vị tham khảo kỹ thuật trồng tiêu như sau:

Giai đoạn chuẩn bị trước khi trồng tiêu

- Trước khi trồng tiêu từ 2 - 3 tuần, cần đào rãnh quanh nọc trụ tiêu, cách mép trụ nọc tiêu từ 10 đến 15cm, sâu 40 đến 50cm, rộng 40 đến 50cm, tiếp theo bón lót phân chuồng hoai( càng nhiều càng tốt) + 0,5kg vôi + 0,5kg Super lân, trộn đều với đất mặt.
Chuẩn bị hố trồng tiêu
Chuẩn bị hố trồng tiêu
- Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15 đến 20cm, nghiên một góc 45 đến 60 độ, hướng ngọn tiêu về gốc nọc, cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu( hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Trụ tiêu có đường kính nhỏ hơn 20cm có thể trồng 3 đến 4 hom. Nọc xây gạch, cứ 30cm trồng 1 hom.
Thời vụ trồng tốt nhất là đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu hạn vào đầu mùa khô.

Che bóng cho tiêu non

Khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,.. che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng, có thể che bằng tấm liếp hoặc làm dàn che.

Trồng dặm tiêu

- Sau khi trồng 3 tuần, cần kiểm tra lại, loại bỏ hom chết và trồng dặm kịp thời để cay kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước.

Làm cỏ xới xáo cho tiêu:

- Cần làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu, không xới xáo trong gốc triêu, xới cách gốc từ 50 đến 60cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào dễ làm tiêu bị bệnh hoặc chết.
Làm cỏ xới xáo đất trồng tiêu

Xén tỉa tạo hình cho tiêu

- Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tránh dùng các loại dây chuối, dây rừng,.. vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu, nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công.
- Tiêu leo lên cao từ 60 đến 80cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây.
- Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đểu đặn quanh trụ tiêu.
- Trong các năm 1 đến 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.

Tủ gốc giữ ấm cho tiêu

- Trong mùa nắng cần tủ gốc bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,.. đề phòng mối và cháy dây. Tủ cách gốc tiêu từ 10 đến 20cm.

Cảm ơm Qúy Vị đã tham khảo bài viết kỹ thuật trồng tiêu, hi vọng sẽ mang đến cho bà con nông dân kiến thức bổ ích, tiếp theo mời Qúy Vị tham khảo nội dung kỹ thuật tưới nước tiêu và tỉa trụ tiêu sống. Qúy vị tham khảo thêm kỹ thuật trồng tiêu của ông vua hồ tiêu đạt 15 tấn/ha.

Tiêu Ngọc Châu - Trích Kỹ Thuật Trồng Tiêu - NXB Nông Nghiệp

Tag: Kỹ thuật trồng tiêu, trồng tiêu, Cách phòng trị sâu bệnh hại cây tiêu, Kỹ thuật trồng cà phê, kỹ thuật trồng sầu riêng, cà phê, giống cà phê


||>> QUÝ VỊ CLICK VÀO HÌNH THAM KHẢO CHI TIẾT BẢNG GIÁ SẢN PHẨM VÀ ĐẶT HÀNG: sản phẩm ngọc châu
0 comments:
Powered by Blogger.
VỊ TRÍ ĐẠI LÝ TRÊN BẢN ĐỒ


SẢN PHẨM TỔNG HỢP



tiêu đen

tiêu sọ trắng

tiêu xanh

tiêu lốp
/* HOTLINE */